Nơi thảo luận về các vấn đề của lớp 10a8
Bạn đã bước chân vào thế giới của lớp 10a8.
Hãy đăng nhập để nhận được thêm nhiều tiện ích hơn, nếu bạn chưa có tài khoản hãy đăng kí.
Nơi thảo luận về các vấn đề của lớp 10a8
Bạn đã bước chân vào thế giới của lớp 10a8.
Hãy đăng nhập để nhận được thêm nhiều tiện ích hơn, nếu bạn chưa có tài khoản hãy đăng kí.
Nơi thảo luận về các vấn đề của lớp 10a8
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nơi thảo luận về các vấn đề của lớp 10a8

bài nào khó( hay ko hiểu) thì cho lên, ai biết thì giải jùm, nếu đã có người giải thì mình có thể bổ sung thêm cách giải mới. Chung sức xây dựng Forum of lớp mình.Mong rằng 10a8 forum sẽ tồn tại mãi with thời gian.
 
Trang ChínhPortalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» Cứu Ngộ Không
Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011! Empty3/4/2012, 8:07 am by khanh linh

» rat lanh 111111
Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011! Empty26/3/2012, 1:01 pm by <*-*>

» chan qua quaaaaaaaaaaaaaa
Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011! Empty25/3/2012, 6:29 pm by <*-*>

» Moves Like Jagger
Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011! Empty25/2/2012, 4:53 pm by Rey

» Inez - Stronger
Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011! Empty25/2/2012, 4:46 pm by Rey

» vietsub stronger
Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011! Empty18/2/2012, 10:13 am by hanjonghee_sweetlove

» vietsub lovey dovey t-ara
Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011! Empty18/2/2012, 10:12 am by hanjonghee_sweetlove

» Những tên viết tắt tiếng Anh khi được dịch ra tiếng Việt....
Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011! Empty10/2/2012, 11:08 am by Admin

» Ý nghĩa tên của các nước trong tiếng Anh
Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011! Empty10/2/2012, 11:04 am by Admin

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 30 người, vào ngày 4/3/2023, 6:58 am

 

 Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011!

Go down 
Tác giảThông điệp
<*-*>
Thành Viên
Thành Viên
<*-*>


Nam

Tổng số bài gửi : 38
Điểm,Tiền : 9313
Uy Tín : 0
Ngày Sinh : 09/09/1996
Ngày Tham Gia : 25/09/2011
Tuổi : 27

Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011! Empty
Bài gửiTiêu đề: Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011!   Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011! Empty6/10/2011, 5:45 pm

Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011

Sự hội tụ của 4 hành tinh, 4 lần nhật thực và 2 lần nguyệt thực cũng như những trận sao băng lý thú sẽ là những hiện tượng thiên văn hấp dẫn nhất cho những người yêu bầu trời trong năm 2011.

Sự hội tụ của Thủy, Kim, Hỏa, Mộc

Năm 2011, giới yêu thích thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn khá lý thú: sự hội ngộ của 4 hành tinh trong hệ Mặt Trời là sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và sao Mộc.

Để quan sát, hãy hướng mắt về phía chân trời đằng Đông, vào buổi sáng giữa tháng 4 và tháng 5 khi bình minh chưa ló rạng và nhìn về phía chòm sao Song Ngư (một trong 12 chòm sao Hoàng Đạo).


Sao Mộc.

Sao Kim và sao Hỏa có thể thấy ngay từ đầu tháng 4, và đợi đến cuối tháng, sao Mộc và sao Hỏa sẽ tiến gần đến hai hành tinh này cho đến khi chúng tụ tập tại một vùng không gian hẹp trong chòm sao Song Ngư. Tháng 5 là khoảng thời gian lý tưởng cho chúng ta chiêm ngưỡng sự hội ngộ hiếm có này. Đặc biệt, vào ngày 12/5, sao Mộc, sao Kim và sao Thủy sẽ cùng nằm trên đường thẳng với sao Hỏa.

Các hành tinh tiến gần Trái Đất

Ngày 3/4/2010, khoảng cách giữa sao Thổ và Trái Đất sẽ gần nhất trong năm. Đây là cơ hội tốt cho giới yêu bầu trời. Với một kính thiên văn nhỏ, các bạn sẽ nhìn thấy sao Thổ với chiếc vành mảnh mai khiến nó trở thành hành tinh duyên dáng và đáng yêu nhất trên bầu trời. Ngoài ra, vào ngày 29/10/2011, sao Mộc sẽ gần Trái Đất nhất trong năm. Cũng với một chiếc kính thiên văn phổ thông, các bạn có thể thấy Sao Mộc lung linh với 4 mặt trăng là Io, Europa, Callisto, Ganymede và những dải mây như những chiếc đai sẫm màu ôm vòng quanh hành tinh này.

Việt Nam bị lỡ 4 lần nhật thực

Năm 2011, chúng ta sẽ đón chào đến 4 lần nhật thực một phần và 2 lần nguyệt thực toàn phần. Đây là trường hợp rất hiếm. Theo đó, nhật thực sẽ diễn ra vào các ngày 4/1/2011, 1/6/2011, 1/7/2011 và 25/11/2011. Rất tiếc, trong cả 4 lần này, người dân Việt Nam không được chiêm ngưỡng bất cứ hiện tượng nào.


Nguyệt thực.

Tuy nhiên bù lại, năm 2011, người dân Việt Nam có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Lần nguyệt thực toàn phần thứ nhất xảy ra vào ngày 16/6/2011 (sẽ bắt đầu lúc 1:22:56 giờ Việt Nam và người dân nước ta chỉ quan sát được nguyệt thực một phần). Lần nguyệt thực toàn phần thứ hai sẽ xảy ra vào ngày 10/12/2010 (nguyệt thực một phần sẽ bắt đầu lúc 19:45:42, toàn phần bắt đầu lúc 21:06:16, cực đại xảy ra lúc 21:31:49 và 21:57:24). Người dân Việt Nam sẽ được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần.

Những trận sao băng nổi tiếng

Như một quy luật thường niên, năm 2011, những người yêu sao băng trên toàn thế giới lại tiếp tục thưởng thức những bữa tiệc sao băng đáng nhớ.


Mưa sao băng.

Một số trận mưa sao băng đáng chú ý gồm: Ngày 12 - 13/8/2011, mưa sao băng Perseids đạt cực đại, 21 - 22/10/2011, mưa sao băng Orionids đạt cực đại, 17 - 18/11/2011, mưa sao băng Leonids đạt cực đại; 13 - 14/12/2011, mưa sao băng Geminids đạt cực đại.



Cách nhận biết các hành tinh nổi bật bằng mắt thường


- Sao Kim: Bạn cứ tìm ở phía đông trước khi Mặt Trời mọc hoặc phía tây sau khi Mặt Trời lặn một ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.

- Sao Thuỷ: Để nhìn thấy ánh sáng màu vàng đậm của sao Thuỷ, bạn phải tìm ngay trước khi Mặt Trời mọc hoặc ngay sau khi Mặt Trời lặn.

- Sao Hoả: Hãy chú ý đến một ngôi sao mọc đỏ rực trên bầu trời, không nhấp nháy.

- Sao Mộc: Sao này chỉ sáng sau Sao Kim. Ánh sáng của Sao Mộc chủ yếu là ánh sáng màu vàng bị phản xạ. Ánh sáng ổn định không nhấp nháy. Quan sát sau một thời gian thấy vị trí của nó thay đổi.

- Sao Thổ: Bạn cứ tìm kiếm trên cung Hoàng Đạo, loại trừ Sao Hỏa và Sao Mộc, ngôi sao tương đối sáng màu vàng.

Về Đầu Trang Go down
 
Những hiện tượng thiên văn đáng xem năm 2011!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nơi thảo luận về các vấn đề của lớp 10a8 :: Linh Văn Tinh :: Thông Tin Thời Sự-
Chuyển đến